Sức mạnh của sự từ chối

Bỗng dưng một buổi sáng đẹp trời có ai mời bạn tham gia một dự án. Bạn do dự một xíu bởi vì biết quỹ thời gian của mình đang không dư nhiều. Nhưng nếu từ chối thì sợ họ phật lòng và lỡ mất cơ hội hợp tác. Vì thế cũng nhận lời và nhưng thời gian thì có hạn và bạn nhận ra mình không đủ năng lực để đảm bảo trách nhiệm đã nhận.

Hoặc có người bạn thân thất tình rủ đi cà phê chiều cuối tuần. Cùng lúc hội nhóm nào khác có buổi tiệc tối họp mặt cần tham gia. Bỏ cái nào cũng ngại, bỏ bên nhóm thì sợ người ta sau này không rủ mình nữa, nên bạn nhận lời hết. Kết quả ngồi cà phê với bạn thân cứ loay hoay nhắn tin với hội nhóm về bữa tiệc. Bạn thân vẫn còn buồn sầu muốn đi ăn để tâm sự tiếp thì mình lại phải về để đi tiếp “kèo” sau.

Chúng ta có xu hướng đồng ý làm nhiều việc, cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Cuối cùng lại áy náy vì đã không thể làm tốt nhất có thể để đối phương hài lòng. Đó là lý do mà Từ Chối là một kỹ năng cần thiết và tôi nghĩ sẽ cần rất nhiều dũng khí để thực hiện.

Đôi khi chúng ta ngại từ chối vì sợ sẽ làm mất một mối quan hệ xã hội, hoặc sợ đánh mất cơ hội. Nhưng thật ra điều đó chưa chắc đúng. Nhìn kỹ lại hai ví dụ trên, trong công việc càng ôm đồm nhiều việc thì càng khó thực hiện tốt được hết tất cả, dẫn đến có thể làm giảm chất lượng output. Trong khi chỉ cần mình giữ vững giá trị và uy tín thì kể cả có bỏ qua cơ hội này, cơ hội khác vẫn sẽ đến.

Còn trong cuộc sống, có thể mình lựa chọn bạn thân (hoặc hội nhóm) trước tùy vào mức độ quan trọng của sự kiện. Có thể bên còn lại sẽ thất vọng xíu, nhưng mình trình bày lý do và có thể sắp xếp lại vào một buổi khác, thì thiết nghĩ cũng không ai trách thêm. Và chúng ta sẽ được tập trung hơn, khoảng thời gian dành ra cho sự lựa chọn đó cũng được trọn vẹn.

Lời nói “Không” của chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Quan trọng nhất là bạn biết điều gì là quan trọng ở hiện tại để có thể từ chối những điều ít có ý nghĩa với bản thân, hoặc những điều mình không có tự tin sẽ làm tốt.

Còn nếu bạn là người bị từ chối. Đừng quạo, hít thở sâu và lắng nghe lý do của đối phương. Biết đâu đấy, bạn sẽ bị họ thuyết phục:))) Đùa thôi, có thể họ say NO là vì cảm thấy hiện tại nếu nhận lời thì sẽ không thể nào toàn tâm toàn ý tham gia được, và họ muốn đảm bảo sự tập trung và chất lượng cho những sự lựa chọn của mình. Hãy hiểu và chờ đợi thời điểm thích hợp hơn.

Bài viết không đưa ra phương pháp hay tips để từ chối, vì tôi nghĩ mỗi người đều có cách riêng phù hợp với phong cách giao tiếp cá nhân và dẫu sao chính bạn mới là người biết đâu là cách tốt nhất trong tình huống của bạn. Anw, dù là người từ chối hay người bị từ chối, thì cũng đều rất cần bản lĩnh để thuyết phục đối phương/tiếp nhận từ chối.

Mạnh mẽ lên, Fighting!

0 Shares:
6 comments
  1. Chị đã thể hiện sự hiểu biết về những tình huống thực tế mà nhiều người có thể gặp phải. Bài viết này sẽ giúp em trên chặng đường dài, cảm ơn chị đã viết 1 bài rất hay.

  2. Chị đã thể hiện sự am hiểu về những tình huống thực tế mà nhiều người có thể đối mặt. Bài viết này sẽ là nguồn động viên quý báu giúp em vượt qua những thách thức trên hành trình dài. Xin cảm ơn chị vì bài viết ý nghĩa.

    1. Quá xúc động! Thú thật em cảm thấy rất hay và khâm phúc khi đọc bài viết này =))
      Chị đã thể hiện sự am hiểu về những tình huống thực tế mà nhiều người có thể đối mặt. Bài viết này sẽ là nguồn động viên quý báu giúp em vượt qua những thách thức trên hành trình dài. Xin cảm ơn chị vì bài viết ý nghĩa.

  3. Em thực sự cảm phục sự chân thành và sâu sắc trong cách bạn diễn đạt về việc đối mặt với những tình huống phức tạp của cuộc sống hàng ngày. Cảm ơnn c nhiều . Mãi iuuu <3

  4. Quá xúc động! Thú thật em cảm thấy rất hay và khâm phúc khi đọc bài viết này =))
    Chị đã thể hiện sự am hiểu về những tình huống thực tế mà nhiều người có thể đối mặt. Bài viết này sẽ là nguồn động viên quý báu giúp em vượt qua những thách thức trên hành trình dài. Xin cảm ơn chị vì bài viết ý nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like
Read More

SOLID Principles

Table of Contents Hide Single-responsibility PrincipleOpen/Closed Principle (OCP)Liskov Substitution Principle (LSP)Interface Segregation Principle (ISP)Dependency Inversion Principle (DIP)Advantages of…
Read More

Nâng bao nhiêu pool connect database là phù hợp

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về sự quan trọng của việc tối ưu hóa kết nối database và tìm cách đảm bảo rằng bạn đang sử dụng số lượng pool kết nối đúng đắn, tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo hiệu suất hệ thống.